Mô hình cái nêm – Đặc điểm nhận dạng va cách giao dịch

Đăng Bởi foti in Đào tạo, Kiến Thức Mở Rộng vào 18 Tháng Tám 2022

Mô hình cái nêm – Đặc điểm nhận dạng & cách giao dịch

Mô hình cái nêm có tên tiếng Anh là Wedge Pattern là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, dự báo khả năng tiếp diễn của xu hướng trước đó.

Mô hình cái nêm có hình dạng rất giống với mô hình tam giác. Đó là lý do tại sao nhiều trader vẫn thường xuyên nhầm lẫn mô hình này với mô hình tam giác. Thông thường, cấu tạo của mô hình cái nêm bao gồm hai đường là hỗ trợ bên dưới, kháng cự bên trên và cùng dốc lên hoặc dốc xuống hội tụ với nhau tại một điểm tạo thành hình cái nêm.

Giá di chuyển trong “nêm” với biên độ dao động càng ngày càng hẹp. Khi khoảng cách được thu hẹp tới một mức độ nào đó, sẽ xảy ra một cú breakout theo một trong hai hướng lên hoặc xuống.

Các loại mô hình cái nêm 

1. Mô hình nêm tăng (Rising Wedge)

  • Rising Wedge xuất hiện trong một xu hướng tăng, giá tại các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước. Tuy nhiên độ dốc của đỉnh sau so với đỉnh trước lại thấp hơn độ dốc của đáy sau so với đáy trước, nói đơn giản hơn tức là đường kháng cự có độ dốc thấp hơn đường hỗ trợ.
  • Điều này chứng tỏ lượng mua đang dần suy yếu còn lượng bán thì đang dần mạnh lên. Đến một thời điểm nào đó, khi lực bán đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ đi xuống, bắt đầu một xu hướng giảm giá vô cùng mạnh.
  • Ngược lại, nếu trước khi mô hình nêm tăng được hình thành là một xu hướng giảm, nó thể hiện thị trường đang tạm nghỉ sau một đợt giảm giá ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi đó lực mua trên thị trường đang khá yếu trong khi phe bán đang lấy đà đẩy giá xuống thấp hơn. Đến khi phe bán dồn sức đủ mạnh, giá sẽ breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ và tiếp tục đi xuống.

2. Mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

  • Đối với trường hợp nêm giảm xuất hiện sau một xu hướng tăng, hai đường trendline hướng xuống dưới chỉ thể hiện sự tạm dừng của thị trường. Đây là thời điểm một số trader sẽ chốt lời khi cảm thấy đã đạt được mức sinh lời như kỳ vọng sau một đợt tăng giá mạnh. Lúc này lực bán bắt đầu xuất hiện nhưng khá yếu ớt, bên mua vẫn tiếp tục tạo áp lực đẩy giá lên. Đến khi lực mua đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ đường kháng cự và vọt lên mạnh mẽ tiếp diễn xu hướng tăng lúc đầu.
  • Trường hợp nêm giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm dự báo khả năng giá đảo chiều sẽ xảy ra. Độ dốc đường kháng cự lớn hơn độ dốc đường hỗ trợ cho thấy lượng bán đang yếu đi, sau đó khi lượng mua tăng đủ mạnh, giá sẽ breakout khu vực kháng cự và đảo chiều đi lên, mở đầu một xu hướng tăng mạnh mẽ.

    3. Mô hình nêm mở rộng (Broadening Wedge)

Nêm mở rộng là một trường hợp khác biệt của mẫu hình cái nêm. Đặc điểm nhận dạng dễ nhận thấy của mô hình này là biên độ dao động của giá mở rộng dần từ trái sang phải. Đường kháng cự và hỗ trợ có thể dốc lên hoặc dốc xuống không rõ xu hướng. Đây là thời điểm cả phe mua và phe bán đều có sự suy giảm. Nghĩa là đây là tín hiệu của một sự đảo chiều, giá có thể chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại.

Mô hình nêm mở rộng được hình thành ở cả đáy của xu hướng giảm giá hoặc ở đỉnh của xu hướng tăng giá. Nhưng ở thị trường ngoại hối, nó thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng hơn.

Cách giao dịch với mô hình cái nêm

Để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm, điều kiện quan trọng đầu tiên là các bạn cần xác định được xu hướng di chuyển của giá trước khi mô hình được tạo thành. Sau đó bạn cần vẽ mô hình trên biểu đồ bằng cách nối 2 đỉnh phía trên để có được đường kháng cự và nối 2 đáy phía dưới để tạo thành đường hỗ trợ.

Bước cuối cùng và cũng là bước then chốt, chúng ta cần xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời dựa theo từng dạng của mô hình.

Để các bạn hình dung rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết từng bước giao dịch cụ thể với mô hình cái nêm.

  • Bước 1:Xác định điểm vào lệnh

Có hai cách để các bạn xác định điểm vào lệnh, hãy tham khảo và chọn ra cách phù hợp với mình nhất để áp dụng nhé.

– Cách 1: Vào lệnh tại điểm giá bắt đầu break out (phá vỡ).

Cụ thể, bạn vào lệnh khi giá bắt đầu phá vỡ mức kháng cự đối với mô hình nêm giảm và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ với mô hình cái nêm tăng.

 

– Cách 2: Chờ nến xác nhận xuất hiện ngay sau nến phá vỡ, sau đó bạn vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến xác nhận này.

Nếu là mô hình cái nêm tăng, nến xác nhận sẽ là nến giảm. Ngược lại, với mô hình cái nêm giảm, nến xác nhận sẽ là nến tăng.

Cách này được khuyến khích sử dụng đối với các trader mới. Mặc dù mức sinh lời không nhiều như cách 1 nhưng lại an toàn và có mức độ rủi ro thấp hơn.

Lưu ý: Trong quá trình giao dịch, các trader nên kết hợp mô hình nêm với các công cụ phân tích kĩ thuật khác để xác nhận tín hiệu đảo chiều như mô hình nến…

  • Bước 2Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời

– Cắt lỗ: Bạn có thể đặt lệnh stop loss tại điểm nằm phía trên đỉnh cao nhất đối với mô hình cái  nêm tăng. Còn đối với nêm giảm, các bạn đặt cắt lỗ tại điểm nằm phía dưới đáy gần nhất so với điểm đặt lệnh.

– Chốt lời: Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng hoặc giảm với lực ít nhất bằng chiều rộng của cái nêm. Do đó, điểm chốt lời take profit lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng độ rộng của nêm.

Hy vọng những kiến thức và lời khuyên này có giá trị bổ ích với bạn. Chúc bạn thành công!

=================♣♣♣♣♣=================

Web: https://fotiprotrader.com/
Youtube: https://www.youtube.com/c/FOTIFOREX
Group facebook: https://www.facebook.com/groups/fotiforex
Facebook cá nhân Admin: https://www.facebook.com/foti.forex/
Fanpage facebook: https://www.facebook.com/hocvienfoti
Đường link đăng ký lớp học Forex miễn phí cùng với Foti hàng tháng: https://fotiprotrader.com/dang-ky?foti=5

Ban biên tập

© 2023 Copyright: Fotiprotrader.com