Metaverse – Tương lai của công nghệ thế giới

Đăng Bởi foti in Đầu tư coin vào 8 Tháng Mười Một 2021

Metaverse là gì? Thuật ngữ này trở nên phổ biến hơn sau màn phát biểu của Mark Zuckerberg. Ông định hướng Facebook từ một “Social Media company” trở thành “Metaverse company”. Liệu công nghệ mới này sẽ mang lại sự thay đổi gì cho nền công nghệ trong tương lai?

Xu hướng Metaverse trong tương lai
Xu hướng Metaverse trong tương lai

Metaverse là gì?

Khái niệm

Metaverse là thuật ngữ chỉ thể giới ảo được tạo thành từ 2 yếu tố: Internet + công cụ hỗ trợ thực tế ảo (VR, AR…). Công nghệ này giúp người dùng có trải nghiệm chân thật như ở thế giới thực.
Metaverse là thế giới tồn tại song song với thế giới thực. Tại đây, thông qua các công cụ mà nhà phát triển cung cấp, người dùng có thể loại bỏ gần như hoàn toàn các rào cản cho sự sáng tạo. Một ví dụ tiêu biểu cho Metaverse là bộ phim đình đám: Ready Player One.

Nguồn gốc của Metaverse

Sự thật thì Metaverse không phải là thuật ngữ mới nổi trong thời đại 4.0. Trên thực tế, nó đã được đề cập đến trong tác phẩm “Snow Crash” – Neal Stephenson vào năm 1992. Metaverse được mô tả là 1 thế giới mà con người có thể tương tác qua lại thông qua không gian Cyberpunk.

Bản thân thuật ngữ Metaverse được ghép từ 1 từ:

• Meta hay Beyond có nghĩa là vượt lên.

• Verse có nghĩa là vũ trụ.

Metaverse có nghĩa là: “vượt lên vũ trụ hiện hữu”.

Đặc điểm của Metaverse

Metaverse có 1 số đặc điểm nổi bật như:

• Sustainability: Khả năng duy trì và cải tiên dịch vụ/ hệ sinh thái

• Immersion: Mức độ chân thự của thế giới ảo được người chơi đánh giá

• Openness: Tính mở, người chơi có thể kết nối/ ngắt kết nối dễ dàng và không giới hạn sự sáng tạo.

• Economic System: Hệ thống kinh tế song song với thế giới thực. Tức là chúng ta có thể dịch chuyển tài sản của mình giữa 1 thế giới. Và tích lũy tài sản thông qua cải tiến sáng tạo trong Metaverse.

Cấu tạo các lớp trong Metaverse

Metaverse được cấu tạo từ 4 lớp layer cơ bản:

• Foundation Layer: Internet – nền tảng cho sự kết nối 2 thế giới.

• Infrastructure Layer: Cơ sở hạ tầng (các linh kiện, phần cứng giúp chúng ta có những trải nghiệm chân thực trong thế giới ảo). Bên cạnh đó còn có thêm các công nghệ: Blockchain, AI, Big Data,…

• Content Layer: Các trò chơi, ứng dụng…

• True Metaverse: Lớp Layer cuối cùng của Metaverse. Khi các Layer dưới phát triển tới 1 mức độ nhất định thì chúng ta sẽ có được Metaverse đúng nghĩa.

Trong quá trình phát triển, có thể thấy rằng, khi các lớp Layer nền được hoàn thành sẽ trở thành cơ sở để Layer trên tăng trường. Và trong quá trình đó, ccs lớp Layer sẽ luôn được cập nhật, phát triển liên tục. Cụ thể:

• Internet: 2G, 3G, 4G, hiện tại là 5G và trong tương lai sẽ tiếp tục được các đơn vị nghiên cứu nâng cấp. Giúp tốc độ truy cập trở nên ngày càng nhanh và tiện lợi hơn.

• Infrastructure: Công cuộc nghiên cứu, phát triển các linh kiện phần cứng vẫn luôn được đầu tư mạnh mẽ. Các công nghệ nền tảng cũng đang ngày 1 trở nên thân thiện và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống

• Content: Hình thái đầu tiên của Metaverse là các tựa game. Layer này đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa từ Infrastructure để có thể thật sự bùng nổ trong tương lai.

Một số ví dụ về Metaverse

Với những giới hạn như hiện nay thì để có 1 trải nghiện như trong “Ready Player One” là không thể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tham khảo 1 chút thông qua các tựa game như: Minecraft, GTA V, Roblox, Decentraland, The Sandbox,…

Xu hướng tương lai

Tuy chưa thể trở thành hiện thực ngay lúc này. Nhưng thị trường trong tương lai của Metaverse đã vô cùng lớn.

Theo nghiên cứu của LD Capital thì Metaverse gồm 2 phần chính:

• Công nghiệp phần cứng: Bao gồm sản xuất thiết bị phần cứng như: chip, linh kiện điện tử, các thiết bị thực tế ảo tăng cường,… Đây là cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao trải nghiệm cho Metaverse.

• Công nghiệp nội dung: Là tất cả những nền tảng (chủ yếu là game) giúp chúng ta có thể đắm chìm trong thế giới ảo. Ở mảng này, có thể điểm danh đến các nền tảng xã hội như: Youtube, Tiktok,… Nhưng với một Metaverse đúng nghĩa thì có thể chúng sẽ được tích hợp với game.

Theo số liệu thống kê 2020:

  • Công nghiệp phần cứng có tổng giá trị khoảng $862B. Và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 9.4%.
  • Công nghiệp Gaming hiện có tổng giá trị khoảng $170B.

Như vậy, có thể thấy rằng, dù chưa đạt tới hình thái đúng nghĩa thì Metaverse cũng đã có giá trị lên tới nghìn tỷ USD. Đó là còn chưa kể đến khi các sản phẩm thực tế ảo tăng cường được phổ biến rộng rãi. Lúc đó, thị trường Metaverse Gaming sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Ngoài ra, với tầm nhìn “Beyond Universe” thì rất có thể trong tương lai các tài sản ở ngoài đời sống sẽ được mang lên Metaverse. Tạo ra một thế giới song song đúng nghĩa (thậm chí còn có thể vượt lên trên nó).

⇒ Ngành công nghiệp này trong tương lại hoàn toàn có thể đạt tới con số hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD.

Cơ hội và thách thức

Metaverse thế giới trong tương lai
Metaverse thế giới trong tương lai

Các cơ hội đầu tư vào Metaverse

Để có thể tạo ra 1 Metaverse thật sự thì Blockchain được kỳ vọng như một trong những công nghệ chủ chốt. Và đây chính là cơ hội đầu tư của chúng ta.

Đặc điểm của các Blockchain:

• Có khả năng mở rộng phục vụ cho việc mass adoption.

• Chi phí giao dịch rẻ, nhanh và khả năng bảo mật cao.

• Khả năng lưu trữ lớn để đáp ứng được sự phát triển và sáng tạo không giới hạn của con người.

Đây có thể là các Blockchain với concept Internet of Blockchain. Hoặc cũng có thể là được thiết kế riêng cho việc phát triển NFT và Gaming. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như: Solana, Avalanche, Mina, Polygon, Cosmos, Near, Flow, Cosmos, Theta,…

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý 1 số điểm sau

Thứ nhất, các Blockchain nền tảng

• Hệ sinh thái và các Dapps được xây dựng trên Blockchain, cùng với tầm nhìn của đội ngũ phát triển có phải xây dựng Metaverse hay không.

• Blockchain nào sẽ được chọn để xây dựng Metaverse.

Thứ hai, các Dapps phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của Metaverse

• Đầu tiên là Dapp Gaming thuần Metaverse như Decentraland hoặc The Sandbox.

• Các nền tảng Gaming thế giới mở hoặc có các công cụ nhằm phục vụ cho việc sáng tạo không giới hạn.

• Các NFT Marketplace.

• Các nền tảng DeFi, đặc biệt là đối với các nền tảng cho phép dịch chuyển tài sản từ thế giới thật và Crypto Space.

Khi đầu tư vào các nền tảng Game, chúng ta cần “skin in the game” đúng nghĩa. Tức là phải trải nghiệm để cảm nhận sức cuốn hút và độ mở. Bên cạnh đó, thị trường cũng rất quan trọng. Bạn cần thu thập các dữ liệu, đánh giá của người chơi cũng như người đứng sau nên tảng đó.

Thứ ba, đó chính là các Dapps cho khả năng Cross-chain và Interoperability

Đây là cầu nối quan trọng giữa các hệ sinh thái với nhau. Ví dụ như: Cross-chain Liquidity hoặc Cross-chain NFT.

Và bạn cần lưu ý, cho đến bây giờ thì Metaverse vẫn đang là một concept tương lai. Cùng với việc các Dapps về Metaverse như Sandbox và Decentraland vẫn chưa đủ sự hấp dẫn. Do đó đây vẫn chưa phải là thời điểm bùng nổ mạnh mẽ của “Blockchain Metaverse”.

Trong quá trình chờ đợi sự hoàn thiện của các cơ sở hạ tầng. Mỗi khi các ông lớn đưa ra những tin tức về Metaverse hoàn toàn có thể tạo ra những cơn sóng nhỏ. Bạn có thể theo dõi và tận dụng những cơ hội để gia tăng tài sản trước khi sự bùng nổ diễn ra.

Thách thức

Metaverse – Vẫn chỉ là công nghệ trong tương lai

Tuy rằng công nghệ thông tin hiện tại đã và đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng để có thể tạo được 1 Metaverse đúng nghĩa thì chúng ta vẫn còn 1 đoạn đường dài phải đi.

Bởi các công cụ VR vẫn còn hạn chế và giá cả thì đắt đỏ. Bên cạnh đó, các trải nghiệm hỗ trợ với VR vẫn chưa được phổ biến. Các nhà phát triển cũng không quá mặn mòi vì thì trường không lớn.

Theo số liệu thống kê về Market Size của công nghệ Virtual Reality Market thì trong năm 2021 ước tính đạt khoảng $22B. Con số này vẫn rất nhỏ so với tiềm năng khổng lồ mà Metaverse có thể mang lại.

Cũng theo đơn vị này thì tốc độ tăng trưởng của VR Industry sẽ rơi vào khoảng 18%/năm và đạt $70B vào năm 2028.

VR hardware là yếu tố quan trong và nền tảng then chốt để có được 1 Metaverse thực sự. Tuy nhiên, trong quá trình VR phát triển thì Content Layer cũng tiến bước. Chỉ là cần phải đợi đến khi VR Hardware đạt đến độ chín muồi thì mới có thể bùng nổ.

Danh sách các ông lớn tham gia đầu tư vào Metaverse

• Facebook công bố tham gia vào Metaverse Industry.

• Epic games – công ty đứng sau tựa game Fortnite đã huy động $1B nâng giá trị công ty lên $30B.

• Matthew Ball – một nhà đầu tư mạo hiểm đã thúc đẩy thành lập một quỹ ETF. Bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực Metaverse (phần cứng và phần mềm) như NVIDIA hay Roblox.

• …

Trên đây là 1 số thông tin về Metaverse cũng như tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai. Liệu đây chỉ là 1 trend trong ngắn hạn hay sẽ thực sự trở thành tương lai của quá trình phát triển?

Admin

© 2023 Copyright: Fotiprotrader.com